‘Bó tay’ tài xế lái ô tô vượt phải trên đèo, suýt lao xuống vực
Người dân phản ứng vì lo sợ việc khai thác cát sạn dưới lòng sông sẽ khiến nhà cửa của những hộ dân sống gần mép sông bị đe dọa bởi sạt lở. Chưa kể, có hơn 40 hộ dân ở đây sinh sống bằng nghề cào hến trên sông từ hàng chục năm qua cũng đối mặt với khó khăn.Cát sạn trên sông Con có chất lượng rất tốt nên nhiều năm qua trở thành tâm điểm chú ý của các DN khai khoáng. Chỉ khoảng 60 km, lòng sông vốn khá hẹp, nhưng hiện nay sông Con có hàng chục DN được cấp phép khai thác cát sạn. Hoạt động khai thác cát sạn khiến đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sạt lở, mực nước trên sông bị tụt sâu khiến nhiều trạm bơm lắp máy bơm chìm bị mất tác dụng, nhiều năm qua không thể lấy được nước tưới.Hoạt động khai thác cát sạn phải tuân thủ theo quy trình cấp phép. Tuy nhiên, việc giám sát khai thác của chính quyền và cơ quan chức năng là không thể liên tục khi hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm. Việc DN lợi dụng khi không có kiểm soát để hút cát sạn sát bờ đã gây ra sạt lở, làm biến đổi dòng chảy của sông. Năm 2024, sông Con chỉ đón một vài đợt lũ nhỏ, không có lũ lớn như các năm để mang cát phù sa về.Khi làm thủ tục cấp phép khai khoáng phải lấy ý kiến của cư dân địa phương và đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ cấp phép thể hiện có sự đồng ý của người dân, nhưng thực tế thì ngược lại, người dân ở nhiều khu vực có mỏ cát không đồng ý khi DN được cấp phép khai thác.Năm 2022, tỉnh Nghệ An phải đình chỉ hoạt động khai thác quặng thiếc ở một mỏ thiếc lớn tại H.Quỳ Hợp vì hoạt động khai khoáng gây ra sụt lún đất hàng loạt, đe dọa sự an toàn của người dân. Rõ ràng, bài học đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến dân cư theo kiểu "làm cho có", không tuân thủ nguyên tắc sẽ phải trả giá bằng hệ lụy nặng nề cho người dân và cả chính DN.Ô tô 9 chỗ Toyota Granvia dùng 4 năm, rao giá ngang xe mới tại Việt Nam
Khu vực miền Trung và Tây nguyên giá heo hơi tại Lâm Đồng và Bình Thuận cùng mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực; các tỉnh thành còn lại trong khu vực có giá phổ biến từ 61.000 - 62.000 đồng/kg. Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình mức 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Điểm đánh giá năng lực cao cũng đừng chủ quan vì những lý do này
Biển ùa ra xoắn lấy mọi người
Ngày 28.2, tin từ Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã kịp thời cứu sống bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch do bị băng huyết sau khi phá thai ngoại viện.Trước đó, chị V.T.T.L (35 tuổi, ngụ Hậu Giang) nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ trong tình trạng mệt lả, chảy máu âm đạo ồ ạt sau khi phá thai tại một phòng khám tư ở địa phương. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc giảm thể tích do thiếu máu nặng, nguyên nhân từ băng huyết sau hút thai không đảm bảo an toàn. Nhận thấy đây là ca cấp cứu khẩn cấp với tiên lượng xấu, ê kíp lập tức kích hoạt báo động đỏ toàn viện. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền tổng cộng 13 đơn vị chế phẩm máu và thực hiện hút lòng tử cung để cầm máu. Sau nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe của chị L. đã ổn định. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phương Nga, Phó trưởng Khoa Phụ, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ, khuyến cáo khi mang thai ngoài ý muốn, chị em cần tìm đến các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và kiểm tra kỹ vị trí thai (trong hay ngoài tử cung), tuổi thai, cũng như các nguy cơ tiềm ẩn như thai bám sẹo mổ cũ hay bất thường tử cung. Bởi phá thai nội khoa hay ngoại khoa đều tiềm ẩn nguy cơ tai biến từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, với người từng mổ lấy thai hoặc có sẹo tử cung từ các phẫu thuật trước thì nguy cơ biến chứng tăng cao, nhất là khi tuổi thai lớn hoặc số lần mổ nhiều.
'Bỏ túi' 3 kiểu tóc của nàng thơ Helly Tống dự kiến khuấy đảo mùa hè này
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.